Giá Bitcoin hôm nay tăng nhẹ
" alt=""/>Giá Bitcoin hôm nay 24/11: Tăng nhẹ nhưng chưa thấy tín hiệu lạc quanLần đầu tiên kể từ ngày 27/9 năm ngoái, giá Bitcoin đã tụt xuống dưới 4.000 USD. Lúc 4h20 phút sáng nay theo giờ Hà Nội, giá Bitcoin chính thức được giao dịch ở mức 3.970 USD, thấp hơn 7,5% so với lúc mở cửa là 4.298,83 USD. Tuy nhiên, giá Bitcoin tiếp tục trượt dài và đang được giao dịch quanh mức 3.600 USD lúc 11h15 theo giờ Hà Nội.
Sau một thời gian dài "đi ngang" ở mức 6.000 USD, Bitcoin tiếp tục sụt giá thảm hại, với hai lần thủng mốc 5.000 USD và 4.000 USD cách nhau không lâu. Nếu so với giá gần 20.000 USD được xác lập hồi tháng 12/2017, Bitcoin đã mất tới 80% giá trị so với đỉnh.
Cú trượt của Bitcoin, đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất, cũng đã kéo theo cú trượt dài của các đồng tiền số khác. Đúng một tuần trước, tiền số có giá trị vốn hóa 182 tỷ USD. Tuy nhiên, 54 tỷ USD đã bị thổi bay, khiến thị trường này chỉ còn 128 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
" alt=""/>Bitcoin thủng 4.000 USD, cuộc tắm máu chưa có hồi kết(Nguồn: Internet)
Theo 14 công ty nói trên, các biện pháp mà Google triển khai để cải thiện tình hình thực tế lại khiến cho sự việc tồi tệ hơn và họ yêu cầu Ủy ban Châu Âu (EC) phải có phương án giải quyết mới. Gã khổng lồ tìm kiếm đã phải đối mặt với cuộc chiến kéo dài tới 7 năm với Châu Âu về quyền lực độc chiếm thị trường tìm kiếm. Vào tháng 6/2017, Cao ủy Cạnh tranh Margarethe Vestager đưa ra phán quyết rằng Google đã lạm dụng vị thế để đưa dịch vụ mua sắm của mình lên đầu danh sách tìm kiếm, và yêu cầu công cụ tìm kiếm này phải đối xử công bằng với các đối thủ cạnh tranh khác.
Một án phạt kỷ lục ở mức 2,7 tỷ USD đã được đưa ra cho Google cùng với việc chấm dứt hành vi chống cạnh tranh trong vòng 90 ngày nếu không sẽ phải nhận thêm khoản phạt nữa. Google vẫn đang kháng cáo lại quyết định này, nhưng đã đưa ra giải pháp làm cân bằng việc mua sắm của khách hàng. Ví dụ, khung mua sắm ở đầu kết quả tìm kiếm sẽ không còn chỉ hiển thị mỗi thông tin từ quảng cáo Google Shopping, mà có cả kết quả từ các dịch vụ so sánh giá cả sản phẩm khác, thông qua đấu giá.
Google cũng đồng ý tách biệt dịch vụ mua sắm ra khỏi công ty mẹ và đảm bảo chủ động trong vận hành của dịch vụ này, bao gồm khoản thu từ bán đấu giá quảng cáo sẽ không được trợ giá từ lợi nhuận của Google. Tuy nhiên, các đối thủ nhận định quy trình đấu giá này không hề phù hợp hay hiệu quả chút nào. Trong lá thư gửi Ủy ban Châu Âu, điểm quan ngại lớn nhất là hệ thống này bắt buộc các công ty đối thủ phải đấu giá cho mọi sản phẩm của mình, trong khi khoản đấu giá của chính Google lại không tốn chút nào.
Shivaun Raff, CEO của công ty Foundem, thành viên khiếu nại chính, chia sẻ: "Mọi người đều kỳ vọng Google đưa ra kết quả tìm kiếm liên quan nhất với họ, nhưng thực tế Google đang lợi dụng lòng tin đó và cung cấp kết quả từ những nhà quảng cáo trả nhiều tiền nhất".
" alt=""/>Các đối thủ châu Âu phản đối dịch vụ tìm kiếm của Google